Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy notifier honeywell

        Một hệ thống báo cháy cơ bản bao gồm: tủ báo cháy trung tâm, chuông báo cháy, nút nhấn khẩn cấp, còi báo động và đầu báo (nhiệt, khói). Việc bảo trì hệ thống báo cháy là một việc rất quan trọng vì đây chính là hiệu chỉnh cho các thiết bị này luôn hoạt động ổn định.

https://ppthietbidien24h.com/wp-content/uploads/2019/12/bảo-trì-hệ-thống-báo-cháy-notifier-honeywell-gese.png



     Như bạn biết, việc sử dụng một hệ thống báo cháy tự động cũng tốn khá nhiều thời gian. Nhưng điều bạn cần quan tâm là việc bảo trì nó như thế nào để vừa phát huy được những lợi ích mang lại, vừa đảm bảo an toàn nhất. Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên năng động, kỹ thuật giỏi, luôn kiểm tra chéo chất lượng làm việc và hiệu quả công việc dựa trên sự đánh giá của khách hàng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn quy trình bảo trì hệ thống chi tiết bao gồm:

1. Bảo trì tủ trung tâm hệ thống báo cháy notifier honeywell gồm:

Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch
Kiếm tra bộ phận nguồn.
Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím
Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi.
Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.

2. Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu.

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu.
Xác định lại độ bền và các mối nối cáp.
Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu)

3. Bảo trì đầu dò khói.

Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu
Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi vv…
Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu.

4. Bảo trì đèn chớp báo cháy.

Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
Kiểm tra bộ phận nguồn.
Lau chùi bụi và các tiếp điểm.

5. Bảo trì còi báo cháy.

Kiểm tra độ rung.
Kiểm tra bộ phận nguồn
Kiểm tra dây tín hiệu
Lau chùi các tiếp điểm và lau chùi bụi.

6. Bảo trì nút nhấn khẩn ( Công tắc đập vỡ kính).

Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
Kiểm tra bộ phận nguồn.
Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
Liên hệ báo giá : 0337296148

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Cảm biến chuyển động HONEYWELL K5017

– Cảm biến K5017 được sử dụng với mục đích tiết kiệm năng lượng và kiểm soát ánh sáng trong một loạt các ứng dụng.
– Theo thống kê của Bộ năng lượng và biến đổi khí hậu (năm 2012), ánh sáng chiếm 19% mức tiêu thụ của tòa nhà. Với cảm biến chuyển động có thể giảm tới 70% mức tiêu thụ này.
– Công nghệ cảm biến siêu âm và PIR với tế bào quang điện giúp cung cấp khả năng phát hiện hiệu quả.
– Phương pháp lắp đặt: Dual mount (flush and surface ceiling mount).
– Cường độ dòng điện: 6A.
– Phạm vi chuyển động: 6 mét.
– Dễ dàng cài đặt và sử dụng.
– Vật liệu: Nhựa, chống chịu nhiệt tốt.
– Kích thước: 66 x 97 mm.
– Màu sắc: Trắng.
– Sản phẩm chính hãng HONEYWELL (Thương hiệu Mỹ).
– Xuất xứ: Trung Quốc.
– Bảo hành: 12 tháng.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Module điều khiển FCM-1

Module điều khiển FCM-1

Thông tin chi tiết

–  Cài đặt địa chỉ bằng phần mềm, dễ dàng phân biệt với địa chỉ đầu báo.
–  Cấp nguồn trực tiếp từ mạch SLC mà không cần thêm nguồn ngoài
–  Độ miễn nhiễm với nhiễu cao (EMF/RFI)
–  Cài đặt địa chỉ trực tiếp trên thiết bị với dải địa chỉ từ 01 – 159 với giao thức FlashScan, 01 – 99 với giao thức CLIP Mode
–  Góc nhìn đèn LED rộng

Thông số kỹ thuật

–  Điện thế: 15 – 32 VDC
–  Dòng cực đại: 6.5 mA (LED sáng)
–  Dòng hoạt động trung bình: 350µA
–  Sụt áp tối đa trên mạch NAC: 4V DC
–  Nguồn điện ngoài: 24V DC
–  Điện trở cuối đường dây: không sử dụng
–  Nhiệt độ làm việc: 00C – 490C
–  Độ ẩm: 10% – 93% RH
–  Kích thước: 114.3 mm (H) x 101.6 mm (W) x 31.75 mm (D)
–  Được phê chuẩn bởi UL, FM

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

Đầu báo khói quang địa chỉ FSP-851 hệ thống notifier honeywell

Đầu báo khói quang địa chỉ FSP-851 hệ thống notifier honeywell

–  Cài đặt địa chỉ trực tiếp trên thiết bị, 01 – 159 địa chỉ với giao thức giao tiếp FlashScan, 01 – 99 địa chỉ với giao thức giao tiếp CLIP mode
–  Với công nghệ giao tiếp ổn định hoàn toàn miễn nhiễm với nhiễu
–  Kiểm tra từ xa thông qua tủ trung tâm
–  Dòng điện tiêu thụ ở chế độ nghỉ thấp
–  Hai đèn LED hiển thị trạng thái hoạt động.

Thông số kỹ thuật

–  Nhiệt độ làm việc: 00C – 490C
–  Độ ẩm: 10% – 93% RH
–  Điện thế: 15 – 32 V DC
–  Dòng điện chế độ chờ: 300μA
–  Dòng cực đại LED: 6.5mA
–  Được phê duyệt bởi UL, FM

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Hệ thống báo cháy notifier honeywell


           Báo cháy Notifier
 của tập đoàn Honeywell là một trong những hệ thống báo cháy chất lượng, được tin dùng trên toàn thế giới. Các thiết bị báo cháy do Notifier cung cấp có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Xuất Xứ Báo Cháy Notifier

            Báo cháy Notifier là một sản phẩm thuộc tập đoàn Honeywell – một tập đoàn tới từ Mỹ nổi tiếng với việc phát minh công nghệ trong lĩnh vực an ninh, an toàn. Honeywell là công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 100 và được toàn thế giới công nhận về chất lượng cũng như tính năng đảm bảo của các sản phẩm. Honeywell xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005 và được nhiều người tin dùng trên thị trường.

Hệ thống báo cháyNotifier bao gồm nhiều thiết bị với chức năng chính là đưa ra tín hiệu báo cháy cho người dân để phát hiện kịp thời các vụ cháy và có biện pháp xử lý nhanh chóng, từ đó đảm bảo an toàn cho mọi người và hạn chế thiệt hại do đám cháy gây ra.

1.  Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ thông minh Notifier NFS2-3030
     Hệ thống báo cháy địa chỉ Onyx NFS2-3030 của Notifier. Được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy khắt khe của Hoa Kỳ như UL, NFPA-72.
       Tủ trung tâm có khả năng mở rộng tối đa 10 loop. Mỗi loop kết nối được 318 thiết bị bao gồm 159 đầu báo và 159 module. Màn hình hiển thị 640 ký tự (16 dòng x 40 ký tự) với bàn phím QWERTY. Dễ dàng thao tác, lập trình, theo dõi trạng thái các module và đầu báo được kết nối.
       Với chế độ Degraded, thậm chí khi bộ xử lý của hệ thống (CPU) có bị lỗi. Thì hệ thống báo cháy vẫn có thể phát cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp có cháy xảy ra. Giúp nâng cao độ tin cậy cho hệ thống.
         Mạng NotiFireNet có khả năng kết nối mở rộng lên đến 200 tủ trung tâm báo cháy với nhau. Phù hợp với các dự án tổ hợp các tòa nhà có diện tích lớn.

2. Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ thông minh Notifier N6000.

Thông số kỹ thuật của tủ trung tâm báo cháy N6000.
– Nhiệt độ 0 – 50 độ C, độ ẩm 5 – 95% không ngưng tụ.
– Công suất mục đích chung: 1A.
– Mức thả nổi: 27.6V.
– Công suất đầu ra: 14.6A trong báo động.
– Công suất đầu vào: 220V, 50/60Hz, 1.5 Amps.
Đặc tính của sản phẩm:
– Tủ trung tâm báo cháy Notifier Tích hợp báo động, rơ – le giám sát và báo lỗi.
– Thiết bị có cấu hình từ 2 đến 8 dòng mạch tín hiệu thông minh biệt lập.
– Có chế độ Degraded Mode và khi sặp sự cố thì hệ thống sẽ tạo ra báo động toàn bộ.
– Màn hình LCD hiển thị 1060 ký tự.
– Mỗi tủ trung tâm báo cháy có 3168 thiết bị địa chỉ.

3. Đầu báo khói quang địa chỉ FSP-851
        Là dòng đầu báo khói địa chỉ thông minh. Giao tiếp qua giao thức Flashcan giúp tăng tốc độ giao tiếp giữa các thiết bị với tủ trung tâm. Tốc độ cao hơn gấp 5 lần so với các dòng sản phẩm trước đó của Notifier.

4. Đầu báo nhiệt địa chỉ FST-851 
        Là dòng đầu báo nhiệt địa chỉ thông minh. Giao tiếp qua giao thức Flashcan giúp tăng tốc độ giao tiếp giữa các thiết bị với tủ trung tâm. Tốc độ cao hơn gấp 5 lần so với các dòng sản phẩm trước đó của Notifier.

5. Module rơle địa chỉ FRM-1
        Cung cấp một đầu ra tiếp điểm khô. Để kích hoạt các thiết bị ngoại vi như quạt, cửa gió, thiết bị điều khiển, vv. Module dạng địa chỉ cho phép kích hoạt tiếp điểm khô bằng tay hoặc phần mềm lập trình trên tủ trung tâm.

6. Module đầu ra điện áp FCM-1
      Cung cấp một đầu ra điện áp 24V. Nhằm mục đích cấp nguồn cho điện một chiều cho còi đèn, loa, vv. Module dạng địa chỉ cho phép kích hoạt tiếp điểm khô bằng tay hoặc thông qua phần mềm lập trình trên tủ trung tâm.

7.  Module giám sát FMM-1.
       Dùng để kết nối/ giám sát các thiết bị như: công tắc dòng chảy, nút ấn khẩn cấp (loại thường), tủ báo cháy thường… hoặc các thiết bị khác báo động tiếp xúc khô (dry-contact). Module sẽ giám sát tình trạng hoạt động của thiết bị và báo về tủ báo cháy trung tâm. Toàn bộ các dữ liệu được lưu trữ.
       Là module kích thước tiêu chuẩn (thường là gắn vào hộp vuông 4″[10.16 cm]). Giám sát mạch tiếp điểm khô kiểu D (loại A) hoặc kiểu B (loại B) của thiết bị đầu vào.

8. FMM-101(A) 
        Là module loại nhỏ với kích thước chỉ 1.3″ (3.302 cm) H x2.75″ (6.985 cm) W x 0.5″ (1.270 cm) D. Giám sát mạch kiểu B (loại B) của tiếp điểm khô thiết bị đầu vào. Thiết kế nhỏ gọn cho phép module giám sát thông minh FMM-101(A). Có thể được gắn trong một chiếc hộp ở phía sau thiết bị mà nó theo dõi.

9. FDM-1(A)
      Là module giámsát kép kích thước tiêu chuẩn. Theo dõi hai mạch tiếp điểm khô độc lập kiểu B (loại B) tại hai địa chỉ riêng biệt liên tiếp trong hệ thống thông minh hai dây.

10. Hộp báo cháy khẩn loại địa chỉ Notifier NBG-12LX 
        Là hộp báo cháy khẩn loại địa chỉ tiên tiến và hoạt động kép (tức là yêu cầu 2 bước để kích hoạt nó) bao gồm một giao diện địa chỉ cho bất kỳ tủ trung tâm báo cháy nào của Notifier ngoại trừ dòng FireWarden, và một cho tủ NSP – 25 kênh. NBG-12LX là thiết bị địa chỉ nên bảng điều khiển có thể hiển thị  vị trí chính xác của hộp báo cháy đã được kích hoạt. Điều này giúp nhân viên cứu hỏa nhanh chóng tiếp cận tới nơi xảy ra báo động.

11. Mô-đun điều khiển Firephone FTM-1
     Được thiết kế để sử dụng thông minh, hệ thống hai dây, trong đó địa chỉ riêng của từng mô-đun là được chọn bằng cách sử dụng các công tắc quay tích hợp. Mô-đun này được sử dụng để kết nối điện thoại lính cứu hỏa từ xa với điện thoại tập trung bàn điều khiển. Một âm thanh chuông được cung cấp tại mỗi thiết bị cầm tay cho đến khi nó được kết nối với bàn điều khiển Nối dây điện thoại cá nhân jack cắm và thiết bị cầm tay được giám sát và trạng thái được báo cáo cho bảng điều khiển dưới dạng BÌNH THƯỜNG, XỬ LÝ, hoặc ĐIỆN THOẠI. Mô-đun này có hai cặp điểm kết thúc đầu ra có sẵn cho khả năng chịu lỗi nối dây và bao gồm đèn chỉ báo LED điều khiển.

Công ty Notifier

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Module điều khiển relay FRM-1 trong hệ thống báo cháy notifier

Module điều khiển relay FRM-1

–  Cài đặt địa chỉ bằng phần mềm, dễ dàng phân biệt với địa chỉ đầu báo.
–  Cấp nguồn trực tiếp từ mạch SLC mà không cần thêm nguồn ngoài
–  Độ miễn nhiễm với nhiễu cao (EMF/RFI)
–  Cài đặt địa chỉ trực tiếp trên thiết bị với dải địa chỉ từ 01 – 159 với giao thức FlashScan, 01 – 99 với giao thức CLIP Mode
–  Góc nhìn đèn LED rộng

Thông số kỹ thuật

–  Điện thế: 15 – 32 VDC
–  Dòng cực đại: 6.5 mA (LED sáng)
–  Dòng hoạt động trung bình: 230µA
–  Điện trở cuối đường dây: không sử dụng
–  Nhiệt độ làm việc: 00C – 490C
–  Độ ẩm: 10% – 93% RH
–  Kích thước: 11.43 cm (H) x 10.16 cm (W) x 3.175 cm (D)
–  Được phê chuẩn bởi UL, FM

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Đầu báo nhiệt địa chỉ FST-851 trong hệ thống báo cháy notifier


Đầu báo nhiệt địa chỉ FST-851 

https://ppthietbidien24h.com/wp-content/uploads/2019/10/Đầu-báo-nhiệt-địa-chỉ-FST-851_result.jpg

Tính năng

– Đầu báo nhiệt địa chỉ thông minh Notifier FST-851(A) Series với bảng mạch truyền thông toàn vẹn mang lại tính năng vượt trội hơn so với các loại đầu báo thông thường.
– Chức năng ID dạng điểm cho phép mỗi địa chỉ của đầu báo có thể thiết lập quay, chuyển đổi địa chỉ thập phân, cung cấp vị trí chính xác của đầu báo.
 FST-851(A) Series sử dụng mạch cảm biến nhiệt độ để đưa ra mức nhiệt độ cố định cho đầu báo là 135°F/57°C (FST-851/A) và đầu báo nhiệt gia tăng (FST-851R/A) trong một gói biên dạng thấp.
– Đầu báo FST- 851(A) Series tương thích với Notifier Onyx và dòng tủ trung tâm báo cháy CLIP series Fire Alarm Control Panels

Thông số kỹ thuật

+ Kích thước: 2.1″ (5.3 cm) chiều cao; cơ sở xác định đường kính.
– B210LP(A): đường kính 6.1″ (15.5 cm) .
– B501(A): đường kính 4.1″ (10.4 cm).
– B200S(A): đường kính 6.875″ (17.46 cm).
– B200SR(A): đường kính 6.875″ (17.46 cm).
– B224RB(A): đường kính 6.2″ (15.748 cm).
– B224BI(A): đường kính 6.2″ (15.748 cm).
+ Trọng lượng: 4.8 oz. (137 g).
+ Nhiệt độ hoạt động: 
– FST-851(A) Series, FST- 851R(A): –20°C đến 38°C (–4°F đến 100°F)
– FST-851H(A): –20°C đến 66°C (–4°F đến 150°F). 
+ Khoảng cách phát hiện: UL phê chuẩn 50 ft. (15.24 m) trung tâm đến trung tâm. FM phê chuẩn khoảng cách 25 x 25 ft. (7.62 x 7.62 m).
+ Độ ẩm tương đối: 10% – 93% không ngưng tụ.
+ Mức nhiệt độ: điểm nhiệt độ cố định 135°F (57°C), nhiệt độ gia tăng 15°F (8.3°C) mỗi phút, nhiệt độ cao 190°F (88°C).

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

hệ thống báo cháy tự động notifier honeywell



Một hệ thống báo cháy tự động notifier honeywell tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

1.1. Trung tâm báo cháy: NFS2-3030, N6000,…
Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.

1.2. Thiết bị đầu vào (thiết bị khởi đầu)
Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa... FSP-851, FST-851, FSAP-851, system sensor 882, 885...
Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
Module điều khiển, module giám sát…. FCM-1, FMM-1, FMM-101, FRM-1, FTM-1,…

1.3. Thiết bị đầu ra
Bảng hiển thị phụ.
•Chuông báo động, còi báo động.
•Đèn báo động, đèn exit.
•Bộ quay số điện thoại tự động.

2. Nguyên lý hoạt động

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

3. Phân loại
3.1.Hệ báo cháy thông thường

Đặc điểm chính:
-Tủ báo cháy Quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh.
-Các Zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.
-Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng thêm.
-Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực (zone) của tòa nhà.
-Mỗi Zone có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.
-Mỗi Zone cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều.
-Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố trong Zone
Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy quy ước chỉ thích hợp lắp đặt tại các dự án có diện tích vừa hoặc nhỏ, số lượng các phòng không nhiều, nhà xưởng nhỏ…
Nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực (zone) có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống.
Hệ thống báo cháy loại này có 2 loại sử dụng điện áp khác nhau là 12VDC hoặc 24VDC. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, loại 12V phải dùng đầu báo 4 dây kết hợp với trung tâm của hệ thống báo trộm với bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống 24V là một hệ thống báo cháy chuyên dụng, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, thường sử dụng đầu báo 2 dây và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.
Tuy nhiên, trung tâm báo cháy hệ 12V có giá thành thấp hơn so với trung tâm báo cháy hệ 24V.
Đặc điểm chính:
-Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC - Signaling Line Circuits) của nó.
-Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó.
-Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
-Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.
-Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.
-Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.
-Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm, cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.
-Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối (điều khiển) các thiết bị đầu vào với các đầu ra.Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm (địa chỉ) độc lập, riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho phát hiện sự cố một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác. Hệ thống cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi và các hệ thống khác trong tòa nhà khi có cháy.


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Một số chú ý cần áp dụng để tránh các sự cố khi sử dụng thiết bị điện


         Các thiết bị trong gia đình trong khi sử dụng có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào, những sự cố này nếu không được xử lý kịp thời nhanh chóng hoặc xử lý hiệu quả thì không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện gia đình, chính các thành viên trong nhà cũng góp phần vào việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và người sử dụng bằng cách tuân thủ chú ý sau:


✔      1. Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ

• Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

• Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ:
- Phải phù hợp với công suất sử dụng.
- Phải có nắp đậy che kín phần mang điện.
• Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.
• Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống rò điện. đặc biệt vùng ngập nước.

✔ 2. Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện ở công tŕnh nhà ở

• Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.


3. Lắp đặt thiết bị điện trong nhà

• Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện....

• Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị thì phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện.

4.Kiểm tra

• Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà.

• Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện).
• Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.

5.Khi có giông sét, mưa, băo, ngập nước

• Cắt điện (rút phích cắm điện) các thiết bị: Ti vi, máy tính, ... và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

• Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường... nên cắt cầu dao điện.

6.Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà

• Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo: “CẤM ĐÓNG ĐIỆN KHI CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”


7. Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …):

• Khi sử dụng các thiết bị này phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.


8. Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt

• Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.

• Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện.
• Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô ...).

9. Khi chưa cắt nguồn điện

• Không được chạm vào:

- Ổ cắm điện.
- Những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).
- Cầu dao, cầu chì không có nắp che …

10.Không

• Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém rất dễ chạm chập điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.

• Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.
• Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.
• Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).
• Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.
• Để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện...) ở gần vật dễ cháy.

11.Không dùng điện để

• Chống trộm.

• Bẫy chuột.
• Rà (bắt) cá.
Hi vọng bài viết hữu ích trong việc sử dụng và phòng tránh các tai nạn về điện cho gia đình bạn.




Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA CÔNG TẮC CẢM ỨNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA


 Kiến trúc sư cho ngôi nhà thông minh của bạn – Công tắc cảm ứng Giờ đây, ngôi nhà thông minh không còn là khái niệm quá xa lạ với những tín đồ công nghệ tại Việt Nam. Bên cạnh hệ thống đèn thông minh, rèm cửa tự động..., công tắc thông minh, công tắc cảm ứng điều khiển từ xa chính là một phần không thể thiếu trong bất kì ngôi nhà thông minh nào.Thay vì những loại công tắc cơ thông thường, công tắc cảm ứng điều khiển từ xa mang lại sự tiện nghi trọn vẹn, hiện đại mà không kém phần tinh tế, sang trọng cho không gian sống của khách hàng. Công tắc thông minh có thể hiểu đơn giản là thiết bị điện điều khiển để mở hoặc tắt đèn hay các thiết bị khác. Công tắc điều khiển từ xa thông minh được cài đặt sẵn với chế độ tự động tắt hay mở các thiết bị điện khi người sử dụng đi vào vùng cảm ứng hoặc muốn điều chỉnh các thiết bị điện trực tiếp hoặc bằng các thiết bị di động. Tính năng của công tắc cảm ứng Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc thông minh. Mỗi loại sẽ có những tính năng, cách hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung, các công tắc thông minh đều hoạt động dựa vào các cảm biến và có các ứng dụng để điều khiển trên thiết bị di động thông qua sóng Zigbee, hoặc Wifi.
Ngoài những tính năng chung thì công tắt cảm ứng thông minh có những cảm biến cực nhạy, thiết kế đẹp, rất dễ dùng và lắp đặt. Chúng ta có thể lắp đặt chúng ở cầu thang, hành lang, lối đi, trong phòng, kết nối với các bóng đèn, quạt, hoặc rèm cửa,.... Ưu điểm vượt trội của công tắc cảm ứng Những công tắc điện thông minh không chỉ rất nhiều tính năng mà còn với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các công tắc thông thường. Được sản xuất trên những công nghệ hiện đại nhất hiện nay, do đó công tắc điều khiển từ xa thông minh có chất lượng rất cao và là một giải pháp thiết kế an toàn, tiện nghi, sành điệu cho một ngôi nhà thông minh. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng bật tắt các thiết bị điện hoặc tùy ý điều khiển từ xa các thiết bị điện trong nhà mà không cần phải di chuyển. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian để làm được nhiều việc. Ngoài ra, người dùng có thể bật/tắt hay hẹn giờ các thiêt bị điện khi đang ở ngoài căn nhà thông qua smartphone/tablet.a
👉👉 Hệ thống tiết kiệm điện năng, tiêu thụ giảm tải chi phí cho gia đình bạn, vì chúng tự động bật đèn khi có người xuất hiện, hoặc khi gặp sự cố sẽ tự động ngắt điện. Không chỉ tiện ích mà công tắc thông minh còn có khả năng trang trí làm đẹp nhà cửa nếu bạn muốn các thiết bị phải đem lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Với thiết kế tinh tế sang trọng, những chiếc công tắc điều khiển từ xa thông minh không chỉ là những thiết bị điện thông minh mà còn giống như những vật dụng trang trí cho ngôi nhà. Tóm lại, các công tắc điều khiển từ xa thông minh là một trong những thiết bị điện tiện dụng, hiện đại, với nhiều lợi ích cho ngôi nhà của bạn. Mang lại sự tiện nghi, dễ chịu khi bạn muốn tắt hay mở đèn mọi lúc. Giờ đây việc bật tắt các thiết bị điện không còn là một việc tốn thời gian và nhàm chán. Vậy tại sao bạn không thay đổi ngay các công tắc cũ kỹ, thiếu tiện dụng kia mà thay vào công tắc điều khiển từ xa để trải nghiệm những ưu điểm vượt trội của công tắc cảm ứng thông minh đem lại cho ngôi nhà của bạn. Công tắc thông minh - giải pháp ngôi nhà thông minh.
☎️ 033.729.6148 (zalo)
🍀 ppthietbidien24h.com